08/12/2021
ThS Nguyễn Trọng Cảnh
Phó Trưởng phòng Tổ chức,
hành chính, thông tin, tư liệu
1- Quan niệm về quyền lực của nhân
dân trong thời kỳ cổ đại
Từ lúc tan rã của chế độ công xã thị tộc, cùng với sự xuất hiện của cải dự
trữ và việc chiếm hữu của cải dự trữ, bắt đầu hình thành bộ máy cai trị của tầng
lớp giàu có. Tầng lớp này tạo ra “luật pháp” để cho mọi người phải thừa nhận sự
thống trị của họ. Lúc này pháp luật hoàn toàn thuộc vào kẻ mạnh. Khi mà thị tộc
đã không thể giúp đỡ được con người, con người cần đến nhà nước và nhà nước ra đời
trong tay kể mạnh, thì chủ quyền nhà nước, tự nhiên đã thuộc về kẻ mạnh. “Chúng
được tôn kính như thần thánh, chúng xét xử và trừng phạt, giải quyết các cuộc
tranh chấp” [1, tr 70].
|
08/12/2021
ThS Đào Loan Cung
Khoa
Xây dựng Đảng
Trong bản “Di chúc” thiêng liêng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nhắc nhở Đảng ta “đoàn kết là
một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ trung
ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con
ngươi của mắt mình”. Người luôn khẳng định tầm vóc của vấn đề đoàn kết
trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Người nhiều lần nhấn mạnh: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của
chúng ta để khắc phục khó khăn, giành thắng lợi”, “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”. Do đó, phải
luôn luôn giữ gìn khối đại đoàn kết – chiếc chìa khóa vạn năng đã giúp cho Đảng
ta đưa đất nước vượt qua bao thác ghềnh hiểm trở đến bến bờ thắng lợi.
|
08/12/2021
ThS Nguyễn Trọng Cảnh
Phó Trưởng phòng Tổ chức, hành
chính, thông tin, tư liệu Trường Chính trị tỉnh Phú Yên là đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trong những năm qua, các cấp, các
ngành ở tỉnh Phú Yên
đã đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng
lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức. Do đó, trình độ lý luận chính
trị của đội ngũ cán bộ, công chức trong tỉnh từng bước được nâng cao, đáp ứng
cơ bản yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thành tích trên có sự đóng góp lớn
của Trường Chính trị tỉnh Phú Yên, trong đó có đội ngũ giảng viên của nhà
trường.
|
24/11/2021
ThS Trần
Văn Hiệu
Giảng
viên Khoa Lý luận cơ sở
Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong Tư tưởng
Hồ Chí Minh và cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Yêu nước đối với
Hồ Chí Minh là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, coi việc đánh đổ đế quốc, thực dân,
đánh đổ ách thống trị của nước ngoài là yếu tố hàng đầu để giải phóng dân tộc,
nhưng không dừng lại ở đó, cái đích vươn tới là dân phải được tự do, ấm no, hạnh
phúc. Đó là lòng yêu nước chân chính, sâu sắc và triệt để, không mang tính nửa
vời. Một tư tưởng yêu nước như vậy tự lô-gíc và tình cảm nội tại của nó đã mang
tính vô sản và mang đậm tính nhân văn chủ nghĩa xã hội sâu sắc. Chủ nghĩa yêu
nước chân chính đó cũng chính là động lực thôi thúc Hồ Chí Minh đến với chủ
nghĩa Mác-Lênin.
|
24/11/2021
Ngô Văn Nghĩa
Khoa Xây dựng Đảng
Giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị không chỉ trang bị kiến thức, kỹ
năng mà còn giúp cán bộ, đảng viên nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường tư
tưởng và trách nhiệm xã hội. Do đó, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn xác định công tác giáo dục, bồi dưỡng lý luận
chính trị cho cán bộ, đảng viên là một trong những nội dung quan trọng trong
công tác xây dựng Đảng. Sinh thời, Người cho rằng, không có lý luận chính trị
thì chí khí kém cương quyết, không trông xa thấy rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc
phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng. Những
chỉ dẫn đó của Người đã nêu rõ vai trò của lý luận, tầm quan trọng của học tập
lý luận, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
|
23/11/2021
ThS
Nguyễn Trọng Cảnh
Phó
Trưởng phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu
Thực tế
lịch sử ở nước ta và nhiều nước trên thế giới chứng minh rằng: Khi đất nước yên
bình, dưới trên đồng thuận, chính trị - xã hội ổn định đó là điều kiện, tiền đề
để đất nước phát triển, nhân dân được yên ổn, ấm no. Ngược lại, khi nào rối loạn,
xung đột về chính trị - xã hội thì nước không yên, kinh tế không phát triển, thậm
chí có thể kéo theo sự đổ vỡ cả chế độ chính trị - xã hội, tàn phá cả những
thành quả đã đạt được. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội không phải là giữ
nguyên, mà là sự ổn định trong sự vận động, phát triển, không phải là sự ổn định
của sự bảo thủ, trì trệ, mà là ổn định gắn với tăng trưởng, phát triển theo chiều
sâu và vì con người, phát triển bền vững; ổn định phải gắn với đổi mới nhằm khắc
phục những khiếm khuyết, hạn chế, đẩy lùi nguy cơ dẫn đến bất ổn định. Vấn đề ổn
định chính trị - xã hội chính là tiền đề để tạo ra các điều kiện cơ bản để phát
triển nhanh và vững chắc theo hướng đi lên cao hơn, hoàn thiện hơn.
|
16/11/2021
CN Ngô Văn Nghĩa
Khoa Xây dựng Đảng
|
Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của
Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Một
số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày
25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, Ban Thường vụ Huyện ủy Tây
Hòa đã nghiêm túc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết và chỉ đạo các cấp ủy
trực thuộc tiếp tục nghiên cứu, tuyên truyền Nghị quyết tới toàn thể cán bộ, đảng
viên và nhân dân trong huyện. Trong đó, xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp và lộ
trình triển khai thực hiện phù hợp, khả thi, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và
lâu dài; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc vào cuộc, giao nhiệm
vụ cụ thể, thời gian triển khai thực hiện cho từng cơ quan, đơn vị, chỉ đạo các
cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chủ động tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ, giải pháp một cách đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng
điểm với quyết tâm cao, thực hiện hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất
lãnh đạo, quản lý công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống
chính trị.
|
16/11/2021
ThS Phạm Thị Kiều
Khoa Xây dựng Đảng
Sinh hoạt chuyên đề là một
trong những hoạt động chủ yếu của chi bộ, có tác động trực tiếp đến quá trình
lãnh đạo của chi bộ và quá trình nhận thức của mỗi đảng viên. Sinh hoạt chuyên
đề được hiểu là hoạt động tập thể của toàn thể đảng viên trong chi bộ được tổ
chức mỗi quý một lần theo quy định của Đảng với các hình thức thích hợp, dưới sự
điều hành của cấp ủy chi bộ để thảo luận, đánh giá chuyên sâu về các hoạt động
của chi bộ trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và đề ra các
giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ. Do
đó, nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên đề thực chất là một nội dung quan trọng
để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, nâng cao chất
lượng, trình độ mỗi đảng viên và là cơ sở, môi trường để phát huy dân chủ trong
Đảng.
|
16/11/2021
ThS Lê Thị Thiện Ý Khoa Lý luận cơ sở
Cách mạng tháng Mười Nga
nổ ra và thành công năm 1917, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nhân dân
lao động từ thân phận bị nô lệ, bị áp bức bóc lột đã vươn lên vị trí làm chủ xã
hội.
|
16/11/2021
CN Ngô Văn Nghĩa
Khoa Xây dựng Đảng
|
Trong suốt quá trình lãnh đạo đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng,
phát triển đất nước, Đảng ta luôn đề ra đường lối chính trị đúng đắn, tổ chức vận
động nhân dân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị đề ra. Trong đó, Đảng
luôn đề cao vai trò của công tác dân vận. Công tác dân vận của Đảng được hiểu
là toàn bộ các hoạt động của Đảng nhằm tuyên truyền, vận động, thu hút,
tập hợp mọi tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và để chăm lo, bảo vệ lợi ích của nhân
dân. Đảng ta cũng chỉ rõ công tác dân vận là của cả hệ thống chính trị, trong
đó Đảng lãnh đạo, Nhà nước tổ chức thực hiện, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội làm tham mưu và nòng cốt.
|