Trong bối cảnh mới, với yêu
cầu chung về phát triển nguồn nhân lực, việc đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở vững
vàng về chính trị luôn là nhiệm vụ cấp bách và mang tính chiến lược lâu dài. Vì
vậy, với chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở,
Trường Chính trị tỉnh Phú Yên tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng,
trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
Từ thực tế đội ngũ giảng
viên hiện nay, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng trong tình hình
mới, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường Chính trị tỉnh Phú
Yên cần tập trung vào các giải pháp cơ bản sau đây:
1. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên về chuyên
môn, nghiệp vụ.
Năng lực, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên là một trong những yếu tố quyết định đến
chất lượng đào tạo và khẳng định uy tín, vị thế, thương hiệu của nhà trường. Do
vậy, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ
giảng viên là yêu cầu mang tính cấp thiết trong sự nghiệp phát triển giáo dục
nói chung và phát triển Trường Chính trị tỉnh Phú Yên nói riêng.
Muốn nâng cao chất lượng
đào tạo thì việc đầu tiên là phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ giảng
dạy và muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy điều cần thiết là phải
làm cho toàn thể cán bộ, giảng viên nhận biết rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc
học tập nâng cao trình độ. Do vậy, mỗi
cán bộ, giảng viên phải coi việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ là trách
nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi cán bộ, giảng viên.
Muốn thực hiện tốt nội
dung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cần phải thực hiện tốt các yêu cầu
về đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo thực sự thiết thực và phục vụ chính cho công tác
giảng dạy của giảng viên hoặc những công việc sẽ đảm nhiệm sau này, góp phần
nâng cao trình độ chung của đội ngũ giảng viên, cả về năng lực chuyên môn lẫn
kiến thức thực tế cũng như khả năng tham gia các hoạt động khác trong và ngoài
trường.
Về đào tạo nâng cao trình
độ chuyên môn: Bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân đội ngũ giảng
viên, nhà trường cần chú trọng và tạo mọi điều kiện cả vật chất, tinh thần lẫn
thời gian cho cán bộ, giảng viên đi
học cao học, nghiên cứu sinh để xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng,
mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu; động viên, khuyến khích giảng viên đi
học cao học, nghiên cứu sinh ở nước ngoài hay theo các chương trình của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Về bồi dưỡng: Bên cạnh sự
cố gắng, nỗ lực phát huy vai trò tự bồi dưỡng, nhà trường xây dựng nội dung bồi
dưỡng có tính chất tổng hợp, bao quát tất cả nội dung thuộc các chương trình
đào tạo, bồi dưỡng khác nhau. Nội dung bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn tập trung
vào những nội dung giảng viên còn yếu, thiếu hoặc các nội dung bồi dưỡng theo
nhu cầu của cán bộ, công chức, viên chức, theo vị trí việc làm, đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
2. Xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng; tạo chuyển biến sâu sắc trong đội ngũ giảng viên nhằm đảm
bảo sự đồng bộ, kế thừa và phát triển.
Để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng
viên, nhà trường cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hợp lý, phù hợp với
thực tế. Theo đó, kế hoạch đào tạo giảng viên phải được xây dựng một cách chi
tiết, cụ thể phù hợp với ngành, chuyên ngành
của từng giảng viên hiện tại. Vì vậy,
khi xây dựng kế hoạch đào tạo phải có lộ trình cụ thể, tính đến các điều kiện thuận lợi cho giảng viên kết hợp
vừa giảng dạy, vừa học tập đạt hiệu
quả, không ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
Việc bồi dưỡng cần tổ
chức thường xuyên dưới nhiều hình thức khác nhau như ngắn hạn, dài hạn, tập
trung, không tập trung … tùy theo nội dung, chuyên đề cần bồi dưỡng và có thể lồng
ghép dưới hình thức hội thảo, hội thi, tập huấn, đi nghiên cứu cơ sở.
Đối với các giảng viên
trẻ, nhà trường cần phân công giảng viên có kinh nghiệm kèm cặp, giúp đỡ, hướng
dẫn, truyền thụ phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy.
Gắn công tác đào tạo, bồi
dưỡng giảng viên với công tác quy hoạch và sử dụng cán bộ, do vậy cần quan tâm đào
tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, quản lý chuyên môn và bồi dưỡng về
lý luận chính trị cho giảng viên trẻ, đội ngũ cán bộ trong diện quy hoạch.
Nâng cao chất lượng công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên theo quy hoạch, theo chức danh chuyên
môn, đảm bảo đồng bộ về cơ cấu đội ngũ cán bộ, giảng viên, coi đây là phương
pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ trong
giai đoạn mới.
3. Đổi mới công tác
nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên.
Giảng dạy và nghiên cứu
khoa học, nghiên cứu thực tế là nhiệm vụ cơ bản nâng cao năng lực đội ngũ giảng
viên; nghiên cứu khoa học là một hoạt động mang tính tự nguyện, là niềm đam mê của
mỗi cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh việc khuyến khích tính tự nguyện, tự giác của
giảng viên, nhà trường cần tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên
cứu thực tế, tổng kết thực tiễn để đội ngũ giảng viên có điều kiện, cơ hội tham
gia, qua đó nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm,
phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên.
Bên cạnh tăng cường đào
tạo, bồi dưỡng chuyên môn cần bồi dưỡng cả phương pháp, nghiệp vụ cho đội ngũ
giảng viên. Theo đó, nhà trường tạo điều kiện về thời gian cho giảng viên học
tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để bổ sung kiến thức cần thiết,
phục vụ cho công tác giảng dạy; thực hiện công tác điều động, luân chuyển cán
bộ, giảng viên để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thực tế. Đi đôi với việc bồi
dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên cần quan tâm bồi dưỡng các kỹ năng như:
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư vấn, kỹ năng đánh giá, khả năng tự học tập, tự
nghiên cứu nhất là đối với các giảng viên trẻ.
5. Mở rộng liên
kết, hợp tác trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.
Mở rộng quan hệ liên kết,
hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng là giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực
chuyên môn, năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên của nhà trường.
Vì thế, nhà trường cần chủ động hợp tác và liên kết mở các hội thảo khoa học,
cử cán bộ, giảng viên đi dự các hội thảo khoa học, tích cực tìm kiếm các lĩnh
vực đào tạo phù hợp để hợp tác, liên kết.
Tích cực tham mưu với
Tỉnh ủy, UBND tỉnh và tranh thủ sự ủng hộ từ các cơ quan để đẩy mạnh quan hệ
hợp tác đào tạo, nghiên cứu với các cơ sở đào tạo có uy tín như: Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia…góp phần nâng cao trình
độ nguồn nhân lực của địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tạo cơ hội cho cán bộ,
giảng viên đi học tập, trao đổi với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, thông qua đó giúp cán bộ, giảng viên tiếp
cận những quan điểm giáo dục hiện đại, những thành tựu mới về khoa học, công
nghệ cũng như các phương pháp giảng dạy tiên tiến để có thể áp dụng vào thực
tiễn nhà trường, từng bước nâng cao vị thế và uy tín của nhà trường, đáp ứng
yêu cầu của công tác đào tạo lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (2015), Kết luận của Ban bí thư về công tác đào tạo,
bồi dưỡng tại các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngày
ngày 20 tháng 11 năm 2015.
[2]. Đảng
Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016.
[3]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, tập 1, 2, Hà Nội, 2021.
[4]]. Quyết định số 2252/QĐ-HVCTQG ngày 02/5/2019 của Giám đốc Hoc viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
[5] Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 17/5/2019
Phêduyệt đề án nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phốtrực
thuộc Trung ương giai đoạn 2019-2030.